Phong cách Industrial (phong cách kiến trúc công nghiệp) đã trở thành một xu hướng thiết kế nội thất nổi bật trong những năm gần đây tại Việt Nam, kết hợp giữa sự thô ráp của vật liệu công nghiệp và sự tinh tế của phong cách hiện đại. Không chỉ mang đến một không gian sống độc đáo, phong cách này còn phản ánh cá tính mạnh mẽ và gu thẩm mỹ riêng biệt của chủ nhân.

1. Phong cách Industrial là gì?

Phong cách Industrial bắt nguồn từ các nhà máy, xí nghiệp và xưởng sản xuất công nghiệp từ thế kỷ XX. Khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu bị suy thoái, kéo theo các nhà máy tại Tây Âu bị bỏ hoang. Trong hoàn cảnh ấy, ý tưởng “hô biến” khu công nghiệp thành những ngôi nhà dành cho người dân sinh sống được hình thành. 

Phong cách Industrial độc đáo, ấn tượng (Ảnh minh họa)

Các kiến trúc sư sẽ giữ lại những gì đã có sẵn và bổ sung một số đồ dùng nội thất để phục vụ nhu cầu người dùng. Từ đó, phong cách thiết kế nội thất Industrial ra đời và không ngừng phát triển với những ý tưởng sáng tạo, mới lạ nhằm mang đến những không gian sống hiện đại, tinh tế nhưng vẫn không kém phần độc đáo, phá cách. 

2. Nét đặc trưng trong phong cách công nghiệp – Industrial

Không thanh lịch như phong cách tân cổ điển hay sang trọng như phong cách hiện đại, Industrial mang một vẻ đẹp riêng biệt, đầy sức hút. Điểm đặc trưng của phong cách này là việc tận dụng tối đa các yếu tố thô mộc như bê tông, kim loại, gỗ tự nhiên và những đường nét mạnh mẽ, đơn giản. Trong khi đó, không gian được thiết kế rộng rãi, thoáng đãng với trần cao và cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên.  

Thiết kế phần thô chân thực

Đặc điểm chính để nhận diện phong cách Industrial chính là những bức tường gạch, tường bê tông mài, dầm xà trần nhà để lộ, đường ống nước chạy khắp trần nhà không cần che chắn, … tất cả đã tạo nên một không gian công xưởng giả lập bằng sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, thu hút.

Những bức tường thô tạo nên sức cuốn hút đặc biệt cho căn hộ (Ảnh minh họa)

Chú trọng chất liệu công nghiệp

Những vật liệu chủ đạo như gạch trần, bê tông, gỗ tự nhiên, sắt thép và đồng được sử dụng phổ biến trong phong cách này. Chúng mang lại vẻ đẹp nguyên bản, thô mộc, không bị che giấu bởi lớp sơn phủ hay trang trí quá nhiều. Đối với nội thất kim loại lại thường được tô đen để tạo sự hài hòa trong không gian. Ngoài ra, những nội thất như sofa, ghế đôn cũng được bọc da để tạo điểm nhấn cá tính.

Chất liệu công nghiệp được sử dụng để tạo tính thống nhất trong không gian (Ảnh minh họa)

Ưu tiên các tông màu gỗ hoặc màu tối 

Bảng màu của phong cách Industrial thường xoay quanh các tông màu tối như xám, đen, nâu, navy hoặc màu gỗ. Những gam màu này giúp tôn lên vẻ đẹp của vật liệu và tạo nên không gian ấm cúng, mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, bạn vẫn có thể kết hợp cùng một số tông màu khác để tạo điểm nhấn và giảm bớt sự nhàm chán cho không gian. 

Thiết kế Industrial được ứng dụng cho nhiều căn hộ cao cấp, phá cách tối màu

Bố trí cửa sổ và ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong trang trí phong cách công nghiệp, gam màu sử dụng chính cho không gian và đồ nội thất của phong cách này là tông màu trầm và sậm vì vậy ánh sáng là vô cùng quan trọng. Các cửa sổ lớn và không gian mở giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, mang lại cảm giác thoải mái và rộng rãi cho không gian sống.

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất Industrial style (Ảnh minh họa)

Sử dụng đồ nội thất đơn giản

Nội thất trong phong cách Industrial thường có tông màu tối sẫm với thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng. Các vật dụng cũ, tái chế như đèn công nghiệp, ghế kim loại, kệ gỗ… được sử dụng như điểm nhấn độc đáo cho không gian.

Đồ nội thất tối giản với tông màu tối, sẫm tạo nên vẻ cuốn hút cho không gian (Ảnh minh họa

Thiết kế cầu thang thép

Một trong những đặc trưng của phong cách Industrial đó chính là thiết kế cầu thang thép để kết nối gác xép và tầng dưới. Thông thường cầu thang được làm từ chất liệu gỗ hoặc kim loại, sau đó phủ sơn đen nhám để tạo tính đồng bộ cho không gian, đồng thời tránh trơn, trượt khi di chuyển.

Cầu thang được làm từ chất liệu gỗ chống trơn, trượt (Ảnh minh họa)

3. Ứng dụng phong cách Industrial trong không gian sống

Phong cách Industrial có thể được áp dụng linh hoạt trong nhiều không gian khác nhau từ phòng khách, phòng bếp đến phòng ngủ. Đặc biệt, trong các căn hộ loft hoặc nhà xưởng được cải tạo, phong cách này càng tỏa sáng với không gian mở và trần cao. 

Mẫu phòng khách phong cách Industrial

Phòng khách với tường bê tông mài, sàn gỗ và những chiếc ghế da cổ điển (Ảnh minh họa)

Phòng khách được thiết kế với không gian mở (Ảnh minh họa)

Phòng khách liền kề phòng bếp và phòng ăn trong thiết kế nội thất (Ảnh minh họa)

Mẫu phòng bếp phong cách kiến trúc công nghiệp

Phòng bếp với tông màu trầm, tạo cảm giác ấm cúng (Ảnh minh họa)

Thiết kế tối giản luôn là điểm nhấn cuốn hút trong phong cách này (Ảnh minh họa)

Mẫu phòng ngủ được thiết kế theo Industrial

Vật liệu tường phòng ngủ được làm từ bê tông nhưng không kém phần sang trọng (Ảnh minh họa)

Với thiết kế tối giản cho phòng ngủ thêm thoáng mát (Ảnh minh họa)

Phong cach industrial

Đầy đủ tiện nghi với phòng ngủ phong cách công nghiệp (Ảnh minh họa)

Ngày nay, phong cách thiết kế Industrial phát triển mạnh mẽ và không chỉ được ứng dụng cho không gian nhà ở mà nó còn được sử dụng để thiết kế văn phòng, căn hộ chung cư, quán cafe, trang trí cửa hàng,… Nếu bạn đang tìm kiếm một phong cách thiết kế nội thất vừa mạnh mẽ, vừa hiện đại, phong cách Industrial chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy liên hệ ngay với Tài Đạt qua Hotline 094 9438 739 để được tư vấn thiết kế nội thất theo phong cách Industrial phù hợp với nhu cầu của bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *